Châu Đăng Khoa xin lỗi nhưng không thừa nhận đạo thơ
châu đăng khoa facebook,châu đăng khoa đạo thơ,châu đăng khoa người lạ ơi,châu đăng khoa,chau dang khoa la ai,chau dang khoa nguoi la oi,chau dang khoa dao tho,chau dang khoa instagram,chau dang khoa dao nhac,chau dang khoa songs,
- Mới đây, Châu Đăng Khoa tiếp tục vướng nghi án đạo thơ. Anh đã đăng lời xin lỗi tác giả Linh Linh vì “không tìm hiểu kỹ”.
Tố đạo nhạc rồi tố… đạo thơ
Thời gian vừa qua, Châu Đăng Khoa vừa đăng bài viết dài bác bỏ tố cáo đạo nhạc từ một tác giả người Hàn đối với bài “Tình nhân ơi”. Anh đưa ra nhiều phân tích chuyên môn để cho thấy bài “Tình nhân ơi” không đạo bài “Nước mắt” ra đời cách đây 12 năm. Nam nhạc sĩ khẳng định mình có đủ tự trọng để không bao giờ muốn mang tiếng ăn cắp.
Tuy nhiên mới đây, Châu Đăng Khoa tiếp tục vướng vào nghi vấn đạo thơ đối với cả hai bài “Người lạ ơi” và “Tình nhân ơi”. Một số khán giả tố lời bài hát trong hai bài này giống với thơ của tác giả Linh Linh.
Cụ thể, ở bài “Người lạ ơi”, phần chorus: “Người lạ ơi, xin cho tôi mượn bờ vai / Tựa đầu gục ngã vì mỏi mệt quá / Người lạ ơi, xin cho tôi mượn nụ hôn / Mượn rồi tôi trả, đừng vội vàng quá” giống với bài thơ “Cho tôi mượn bờ vai / Ngày mai tôi sẽ trả / Tự dưng tôi buồn quá / Chỉ muốn ngả đầu thôi / Cho tôi mượn vành môi / Một chút thôi cũng được / Để chẳng cần phải ước / Cũng vay được nụ hôn”. Điều đáng nói, bài “Người lạ ơi” trở thành hiện tượng một phần nhờ lời đoạn chorus đánh đúng tâm trạng của người trẻ.
Hai khổ thơ đầu được Châu Đăng Khoa sử dụng cho đoạn chorus bài "Người lạ ơi". Khổ cuối lại được đưa vào đoạn rap của Karik. |
Một đoạn khác trong bài “Tình nhân ơi” là: “Hãy ngủ đi em / Lo làm gì chuyện của sớm mai / Ai của riêng ai chẳng quan trọng nữa / Tình yêu đến cuối cùng / Cũng chỉ là một lời hứa thôi / Ai cũng quên rồi sao em nhớ?” rất giống đoạn thơ: “Ngủ đi em, đừng lo chuyện ngày mai / Ai của ai, chẳng còn quan trọng nữa / Tình yêu, suy cho cùng, cũng là một câu hứa / Nên lắm người quên, em nhớ để làm gì?”.
Đoạn rap của Binz trong bài "Tình nhân ơi" cũng là "lấy cảm hứng" từ bài thơ của Linh Linh. |
Cả hai bài thơ được cho là nguồn gốc Châu Đăng Khoa “mượn” để viết lời bài hát nằm trong tập thơ “Những nỗi buồn không tên”, xuất bản tháng 10/2016. Trong khi bài “Người lạ ơi” phát hành vào tháng 1/2018 còn bài “Tình nhân ơi” phát hành tháng 12/2018.
Người trong cuộc nói gì?
Sau khi phát hiện thơ mình nằm trong lời của hai bài hát nổi đình đám trên mạng, tác giả Linh Linh đã liên hệ với Châu Đăng Khoa. Nam nhạc sĩ đề nghị mua bản quyền hai bài thơ, hứa sẽ đăng bài xin lỗi cũng như tiếp tục hợp tác với Linh Linh trong dự án mới. Một nguồn tin cho biết, tiền bản quyền của hai bài thơ chỉ là con số rất nhỏ mang tính tượng trưng vì nữ tác giả vốn không đặt nặng vấn đề tiền bạc trong vụ này.
Giữ đúng lời hứa, Châu Đăng Khoa đã đăng bài với nội dung: “Xin lỗi bạn vì đã không thể tìm thấy bạn sớm hơn, vì đã chậm trễ trong việc tìm hiểu tác giả để thực hiện việc trả phí tác quyền khiến cho bạn ấy buồn và giận”. Anh nhấn mạnh thơ của Linh Linh truyền cảm hứng cho anh viết bài “Người lạ ơi” và “Tình nhân ơi”.
Tập thơ Những nỗi buồn không tên. |
Như vậy, Châu Đăng Khoa chỉ xin lỗi vì “không tìm hiểu kỹ” chứ không thừa nhận hành vi đạo thơ. VietNamNet đã liên hệ Châu Đăng Khoa nhưng anh không trả lời thêm về bài đăng. Nữ tác giả Linh Linh cũng từ chối phản hồi thêm về bài đăng xin lỗi của Châu Đăng Khoa.
Bài đăng này cũng trùng hợp quan điểm của Châu Đăng Khoa khi trước đó, anh từng trả lời một tờ báo điện tử rằng mình không đạo thơ: “Cái này thuộc về phạm trù cảm hứng trong sáng tác, khác hoàn toàn đạo nhái. Là nhạc sĩ, tôi hay dạo internet, đọc thơ văn lấy cảm hứng sáng tác”.
Ngoài ra, hai câu hát trong bài “Tình nhân ơi” là “Bên anh đã tạnh chưa / Trời bên em vẫn mưa / Anh đã có yêu thêm ai nữa / Em thì vẫn chưa” được cải biên từ hai câu thơ rất được yêu thích trên mạng Facebook. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VietNamNet, hai câu này là sáng tác của một người dùng mạng tên Đài Trang.
Bạn Đài Trang viết hai câu thơ vào năm 2015. |
Trao đổi với VietNamNet, bạn Đài Trang cho biết khoảng năm 2015 có viết hai câu thơ lên mạng Ola trong một đêm mưa. Nhưng cô không ngờ hai câu này lại được yêu thích và chia sẻ rộng rãi đến vậy. Hỏi Đài Trang có muốn đòi lại bản quyền từ nhạc sĩ Châu Đăng Khoa không? Cô cho hay mình chỉ viết thơ cho vui chứ không phải nhà thơ nên cũng không đặt vấn đề gì.
Có tiền lệ, vì sao vẫn vi phạm?
Khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”. Quy định này có nghĩa rằng, kể từ thời điểm tác giả Linh Linh và bạn Đài Trang viết thơ ra mặt giấy hoặc mạng xã hội thì thơ của họ đã được bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật.
Châu Đăng Khoa bị chỉ trích vì tự ý sử dụng thơ không xin phép, "mất bò mới lo làm chuồng". |
Việc nhạc sĩ Châu Đăng Khoa cho rằng mình không tìm hiểu kỹ nguồn thơ cũng gây tranh cãi vì thơ của tác giả Linh Linh đã được xuất bản thành sách, phát hành rộng rãi. Bản thân Linh Linh cũng là một tác giả được nhiều fan thơ yêu thích. Có ý kiến cho rằng nếu Châu Đăng Khoa thực sự có thao tác đơn giản trên công cụ tìm kiếm sẽ tìm thấy nguồn của bài thơ và tác giả Linh Linh.
Trong diễn biến mới nhất, đại diện nhà phát hành tập thơ "Những nỗi buồn không tên" đã lên tiếng về vụ việc. Người này cho biết đơn vị của mình đã mua bản quyền tập thơ vào năm 2016 trong thời hạn 5 năm. Vì thế, đơn vị phát hành sách cho rằng hành vì tự ý sử dụng thơ không xin phép của Châu Đăng Khoa vi phạm phương diện đạo đức lẫn pháp luật.
Ca sĩ/nhạc sĩ Phạm Hồng Phước vì scandal đạo thơ mà sự nghiệp hoàn toàn đổ vỡ. |
Đầu năm 2014, ca sĩ - nhạc sĩ Phạm Hồng Phước từng bị tố đạo thơ bài “Khi chúng ta già” của tác giả Việt Hà cho bài hát cùng tên. Scandal gây chấn động dư luận, bản thân Phạm Hồng Phước sau nhiều ngày im lặng đã chính thức lên tiếng xin lỗi tác giả Việt Hà. Anh thừa nhận việc bị ảnh hưởng sau khi đọc bài thơ trên mạng mà không biết tác giả là ai.
Sau scandal đạo thơ, Phạm Hồng Phước từ một cái tên đang lên sau bài “Khi người lớn cô đơn” đã biến mất khỏi showbiz một thời gian dài và làm nghề thầm lặng hơn. Anh chỉ mới xuất hiện lại hồi tham gia Sing My Song mùa 2016. Vụ việc của Phạm Hồng Phước cũng trở thành tiền lệ có tính cảnh báo các nhạc sĩ trẻ “mượn” thơ trên mạng để viết bài hát.
Gia Bảo
Comments
Post a Comment